đào tạo seo- Quảng cáo trực tuyến - Hà Đô Centrosa Garden
Được tạo bởi Blogger.

Thứ Bảy, 12 tháng 10, 2013

'Đừng ngại mắc lỗi khi học tiếng Anh'

Theo chuyên gia của trung tâm Anh ngữ CEFALT, giới trẻ chỉ có thể cải thiện trình độ tiếng Anh khi sử dụng ngoại ngữ này một cách tự nhiên và tự tin. Theo đó, người học đừng ngại mắc lỗi, quan trọng là học từ chính lỗi đó để vận dụng thuần thục hơn.

Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập hiện nay, tiếng Anh dần trở thành ngôn ngữ quan trọng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Các giáo sư nước ngoài thường nhận xét: "Một trong những trở ngại lớn nhất của người Việt Nam là việc chưa sử dụng Anh văn một cách tự nhiên như người bản ngữ mà không bị ảnh hưởng của tiếng mẹ đẻ (tiếng Việt)". Nhiều sinh viên Việt Nam có vốn từ vựng Anh ngữ rất phong phú nhưng nhiều người vẫn sử dụng tiếng Anh không đúng, ngay cả ngữ pháp cũng bị ảnh hưởng bởi tiếng Việt.
Các bạn trẻ cần thực hành tiếng Anh mọi lúc mọi nơi. Ảnh minh họa.

Thực tế, một số sinh viên Việt Nam thường học từ vựng và ngữ pháp rất máy móc kiểu thuộc lòng. Do các bạn chỉ học trên sách vở, không dành đủ thời gian để thực hành kỹ năng (nghe, nói, đọc và viết) như sinh viên quốc tế. Chuyên gia giáo dục khuyên: các bạn trẻ bạn cần tạo tâm lý thoải mái hơn khi học, sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên trong cuộc sống hằng ngày như thường xuyên gửi email cho vài người bạn để thăm hỏi, tập soạn thảo những mẫu thư hoặc văn bản đơn giản, nghe tin tức trên radio, TV , xem phim phụ đề, hoặc đơn giản chỉ là đọc hướng dẫn tại các trung tâm thương mại, thực đơn tại quán kem, nhà hàng...

Không ít nhân viên lễ tân, phục vụ nhà hàng, khách sạn, hướng dẫn viên du lịch người Việt nói tiếng Anh rất tốt dù họ chưa bao giờ dành nhiều thời gian để thực sự học ngữ pháp và từ vựng. Lợi thế của họ là có nhiều thời gian sử dụng tiếng Anh. Theo đó, các bạn sinh viên cần thực hành các kỹ năng nghe, nói, đọc và viết nhiều hơn nữa. Hằng tuần, các bạn cần dành một thời lượng nhất định cho việc thực hành tiếng Anh, chẳng hạn như dành một khoảng thời gian nào đó trong ngày để luyện tập và tự nhủ: "Tôi sẽ luyện nghe, nói, đọc hoặc viết trong khoảng 45 phút".
Tự tin và không ngại mắc lỗi giúp bạn cải thiện nhanh trình độ tiếng Anh của mình. Ảnh minh họa.
Các bạn cũng có thể luyện tập thường xuyên bằng cách đọc những mẩu truyện ngắn, tin tức trên một tờ báo tiếng Anh và khi gặp những từ không biết thì hãy cứ đọc và cố gắng đoán nghĩa của chúng. Nhiều giảng viên Anh ngữ khuyên giới trẻ không nên dịch từng từ, từng nghĩa mà nên hiểu theo hướng tổng quát ý nghĩa và nội dung của tình huống, của câu chuyện. Từ điển chỉ là phương tiện cuối cùng nếu bạn thấy thật sự cần thiết.

Ngoài ra, các bạn nên chọn những địa điểm tin cậy để nâng cao khả năng Anh ngữ của mình. Hiện nay, tại TP HCM có rất nhiều trung tâm ngoại ngữ nên người học như rơi vào mê hồn trận, khó chọn lựa trung tâm nào thích hợp và chất lượng. Tuy nhiên, theo ý kiến đánh giá của một số chuyên gia cũng như học viên đã tham gia các khóa học ngoại ngữ, học viên có thể tham khảo một số trung tâm ngoại ngữ có chất lượng như Hội đồng Anh, Trung tâm ILA, VUS, ACET, CEFALT, AMA.... 

Tại CEFALT, học viên có thể tận dụng cơ sở vật chất sẵn có (vì đây là cơ sở sẵn có của Bộ Ngoại giao, Sở Ngoại vụ TP HCM, không phải thuê mướn như các trung tâm khác) nên học phí khá cạnh tranh. Tại các trung tâm ngoại ngữ này, các chương trình đào tạo đa dạng, trang bị cho người học các kỹ năng tiếng Anh, thư viện với các tài liệu tham khảo phong phú. Đồng thời, các trang thiết bị truyền thông đa phương tiện hiện đại giúp học viên đạt được mục tiêu học tập của mình.

Kiến thức về ngữ pháp và từ vựng thôi chưa đủ, các bạn trẻ cần phải thực hành những gì mình đã học để sử dụng tiếng Anh một cách tự nhiên. "Các bạn trẻ đừng ngại việc mắc lỗi, quan trọng là học từ những lỗi đó vì ngôn ngữ được dùng để trao đổi ý nghĩ, thông tin khi chúng ta đọc, nghe, viết hoặc nói", một giáo viên của CEFALT tư vấn.


Ngọc Bích

10 bước để có thể học tiếng Anh giao tiếp trôi chảy

Bạn đã Học tiếng Anh giao tiếp đúng cách chưa, hay chỉ học theo cảm hứng. Dưới đây là 10 bước để có thể giúp bạn học theo đúng lộ trình.
1. Kiên trì học tiếng Anh mỗi ngày, dành ra thấp nhất 10 phút. Buổi sáng là thời gian tốt nhất.
Sáng sớm khi vừa ngủ dậy não chúng ta chưa bị những tin tức hỗn tạp xâm nhập, khi học không bị tác động của tin tức hỗn hợp, tương tự như vậy, trước khi ngủ mà hoc tập, do sau đó không bị tác đông của tin tức nên hiệu quả tương đối tốt. Vì vậy mỗi ngày bạn nên dành ra thấp nhất 10 phút để có thể tập trung vào việc học tiếng Anh như vậy khả năng Giao tiếp của bạn sẽ cải thiện đáng kể
2. Thay đổi phương pháp và hình thức học tiếng Anh để tránh sự nhàm chán.
Thường xuyên sử dụng một phươn pháp rất dễ khiến cho chúng ta cảm thấy đơn điệu nhàm chán và mệt mỏi, những người có nghị lực cũng không ngoại lệ. Nếu thường xuyên thay đổi phương thức học chẳng hạn như chuyển đổi từ đọc qua nghe từ viết qua hội thoai, xem băng hình, giao tiếp… như thế sẽ khiến cho người học có cảm nhận mới mẻ, dễ dàng tiếp thu tri thức.
3. Không thoát ly ngữ cảnh.
Đối với thanh thiếu niên, trí nhớ mang tính máy móc tương đối cao, đối với người trưởng thành, trí nhớ mang tính lý giải cao. Chỉ có những vấn đề đã được hiểu mới có thể cảm thụ một cách sâu sắc, mới ghi nhớ được. Liên hệ với ngữ cảnh chính là nhấn mạnh phương pháp hiệu quả của sự ghi nhớ mang tính lý giải.
4. Dịch thầm những thứ bạn tiếp xúc như quảng cáo, câu chữ gặp ngẫu nhiên
.
Dịch thầm những thứ bạn tiếp xúc, có lợi cho việc mở rộng tri thức nâng cao khả năng phản ứng nhanh, khiến cho bản thân có thể nhanh chóng lấy từ câu, cú pháp từ trung khu đại não, phát hiện thấy không đủ thì lập tức bổ sung.
5. Chỉ có những cái đã được thầy giáo sửa chữa mới đáng ghi nhớ kỹ, nghĩa là cần phải ghi nhớ nhưng cái đã được khẳng định là đúng.
Học ngoại ngữ, không chỉ nắm bắt những kiến thức đúng trong giáo trìnhb mà còn phải thông qua giáo trình phản diện để học được cách tránh phạm lỗi. Cho nên ngoài việc học tập những kiến thức đã được thầy giáo hiệu chỉnh ra, còn phải xem thêm một số sách giảng giải về lỗi thường gặp.
6. Học ngoại ngữ, cần phải phối hợp từ nhiều phương diện:
Đọc báo, tạp chí, sác tham khảo, nghe đài, xem băng, tham dự các buổi đàm thoạt.
7. Phải mạnh dạn tập nói, không sợ sai.
Cần phải nhờ người khác sửa lỗi, không sợ xấu hổ, không nhụt chí.
8. Thường xuyên viết và học thuộc những mô hình câu thường dùng.
Học ngoại ngữ không nên “vơ đũa cả nắm”, nên nắm những điểm cốt lõi. Nhìn từ kết cấu của ngoại ngữ, nắm được những cấu trúc câu thường dùng là rất quan trọng. Trong câu thường có từ, ngữ pháp cú pháp và tập quán.
9. Cần phải tự tin kiên định mục đích đã định, sự kiên nhẫn sẽ tạo ra nghị lực phi thường và tài năng học ngoại ngữ.
Một nhà tư tưởng Mỹ từng nói: “Tự tin là bí quyết quan trọng đầu tiên của sự thắng lợi” Nếu bạn không tin là bản thân sẽ học tốt ngoại ngữ, thì chắc chắn bạn không bao giờ học giỏi được, và tốt nhất là từ bỏ, khi bắt đầu học ngoại ngữ thì phải tin tưởng bản thân có nghị lực, tin rằng sẽ ghi nhớ được và nhất định sẽ thành công…
10. Kiểm tra lại 9 điều trên: hãy chắc chắn bạn đã thực hiện đúng những chú ý mà chúng tôi gửi tới bạn ở trên, thường xuyên kiểm tra lại và bạn sẽ thành công!

Học trường quốc tế trẻ dễ bị hạn chế tiếng mẹ đẻ???

Học trường quốc tế trẻ dễ bị hạn chế tiếng mẹ đẻ? Một chuyện có thật là một học sinh đã tốt nghiệp cấp trung học phổ thông tại SIS TP Hồ Chí Minh, nhưng chưa một lần được dạy ngày 30/4 là ngày gì. Khi bị hỏi bất ngờ em đáp là: ngày giết sâu bọ! ...

Học trường quốc tế: Lợi bất cập hại

Không muốn cho con đi du học xa nhà, nhiều bậc phụ huynh quyết định cho con "du học trong nước" bằng cách gửi con vào các trường quốc tế trong nước. Liệu học trường quốc tế có phải là sự đầu tư tốt cho con cái?
Giỏi tiếng Anh nhưng phải dùng Google để ... nhắn tin tiếng Việt

Mặc dù các nhà nghiên cứu kết luận rằng cho trẻ học ngoại ngữ sớm sẽ giúp trẻ dễ dàng phát huy khả năng ngôn ngữ thứ hai của mình. Tuy nhiên, chính điều đó lại khiến không ít học sinh xem nhẹ môn tiếng Việt.

Không thể phủ nhận các trò học trường tiểu học quốc tế có các bạn nước ngoài thì việc học ngoại ngữ (thường là tiếng Anh) sẽ rất thuận lợi. Khả năng nghe và nói ngoại ngữ của các em rất tốt so với học sinh học trường bình thường. Nhưng nếu học lâu ở trường quốc tế nhiều em sẽ bị hạn chế vốn từ tiếng mẹ đẻ.

Hầu hết nhiều từ Hán-Việt các em không hiểu nghĩa. Ví dụ, khi phóng viên hỏi một học sinh lớp 12 các từ như “Tri ân,” “trữ tình,” “kháng chiến,” hay “quần” trong “quần chúng,” “ái” trong “ái quốc” hoặc “ái tình” đều không biết chút nghĩa nào.

Chị Nghiêm Thị Lan (phường 4, quận Tân Bình, TPHCM) rất tự hào về hai cậu con trai. Cả hai đều học trường quốc tế, tiếng Anh nói và viết làu làu. Ngoài ra, các cháu còn tham dự nhiều chương trình ngoại khóa như hướng đạo, âm nhạc… Nói chung là hai cậu con trai phát triển tuyệt vời cả về trí lực, thể lực và hòa mình vào các hoạt động xã hội

Tuy nhiên, trong câu chuyện mới đây với chúng tôi, cả hai vợ chồng chị thoáng lo âu khi kể về… khả năng tiếng Việt của cậu trai cả năm nay học lớp 10. Chị cho biết toàn bộ chuyện ghi chép cháu đều sử dụng tiếng Anh. Do vậy, khi có việc gì phải ghi bằng tiếng Việt như viết vài dòng nhắn lại cho bố mẹ thì cậu tắc tị. Có lần cậu nảy ra sáng kiến lấy máy tính gõ bằng tiếng Anh rồi copy vào Google dịch! Về khả năng nói thì cậu vẫn giao tiếp bình thường nhưng sử dụng ngôn ngữ không được tinh tế cho lắm. Chị Lan chia sẻ: “Cháu nói tiếng Việt tạm ổn nhưng những điều cơ bản như gà trống hay gà đực cháu không phân biệt được để sử dụng chính xác…”.

Theo chị Lan, ở trường mà con chị đang theo học, tiếng Việt là môn tự chọn. Ý thức được chuyện cần thiết phải luyện tiếng Việt cho con, chị đã đăng ký cho cháu học môn tiếng Việt. Thế nhưng vì môn tiếng Việt của con chị quá yếu nên nó đã kéo điểm trung bình của các môn xuống theo. Con chị đang năn nỉ mẹ xin trường cho thôi học môn tiếng Việt để… bảo toàn thành tích.

Rút kinh nghiệm từ đứa con trai đầu, đến đứa thứ hai chị không cho học trường quốc tế ngay từ lớp 1 mà chị chờ cho đến lớp 4 mới cho vào trường quốc tế. Đúng như tính toán của gia đình, khả năng tiếng Việt của cậu em không đáng lo ngại như đứa anh.

Cũng vì thực trạng này mà một số trường quốc tế hiện nay như Trường Quốc tế Á Châu đã chú trọng giảng dạy bằng tiếng Việt cho các môn học chính và dạy theo đúng chương trình của Bộ GD&ĐT vào một buổi trong ngày, buổi còn lại sẽ học tiếng Anh, dạy bằng tiếng Anh và những ngoại ngữ phụ khác. Tuy nhiên, vẫn không thể phủ nhận rằng môn tiếng Việt tại các trường quốc tế chỉ được xem là ngoại ngữ phụ. Thậm chí học sinh có quyền chọn học tiếng Nhật hoặc tiếng Hoa thay cho tiếng Việt vì các môn này là môn ngoại ngữ tự chọn. Vì thế sẽ không tránh khỏi việc học sinh bỏ môn tiếng Việt nếu cảm thấy lười học hoặc cho rằng không cần thiết học vì các em vốn là người Việt.
Chất lượng đào tạo không như mong đợi

Mặc dù quảng cáo là "được học Tiếng Việt, Lịch sử, Đạo đức và các môn liên quan đến xã hội Việt Nam. Như ở trường SIS, học sinh không những có được sự tự tin do kết quả của nền giáo dục phương Tây mà còn giữ được những giá trị văn hóa truyền thống của Việt Nam," nhưng bằng chứng là một số học sinh sau khi học SIS không muốn đi học nước ngoài mà muốn thi đại học hệ trong nước thì đều lắc đầu với đề thi được coi là "dễ" với các học sinh "nội."

Một cô giáo dạy trung học phổ thông cho biết cô có học trò vào trường quốc tế Singapore học bắt đầu từ lớp 11, nhưng thứ bảy hàng tuần được nghỉ em đều muốn trở về lớp cũ để học tiết văn cho đỡ nhớ. Em này cho biết: “Bọn em không được học môn văn, môn sử ở trường. Nếu có chỉ giới thiệu qua trong bộ môn xã hội. Lâu lắm rồi không nghe một câu thơ, không được nghe ai giảng một tác phẩm văn học Việt Nam.”

Một chuyện có thật là một học sinh đã tốt nghiệp cấp trung học phổ thông tại SIS TP Hồ Chí Minh, nhưng chưa một lần được dạy ngày 30/4 là ngày gì. Khi bị hỏi bất ngờ em đáp là “ngày giết sâu bọ.”

Khi mà các bậc phụ huynh hướng đến việc du học cho con tin vào nhờ theo học trường quốc tế thì sự “chuyển tiếp” sẽ tiện hơn học trường Việt, nhưng thực tế đã chứng minh học sinh học giỏi thực chất ở trường Việt “hội nhập” việc học rất nhanh, còn học sinh trường quốc tế thì chỉ “hội nhập” về lối sống “ngoại” là nhanh chóng!

Thế nên, các cô giáo chủ nhiệm của các trường trong nước không mấy vui vẻ khi nhận học sinh “tháo chạy” khỏi trường quốc tế về lớp mình. Vì từ đầu tóc đến tác phong đều quá tự do, “dân chủ” mà lực học thì trừ môn tiếng Anh, còn lại các môn đều chệch choạc. Học sinh N.K từ trường quốc tế Singapore về gặp cô giáo cũ tại trường em từng học nói: “Khác hẳn, giờ nghe giảng con không hiểu bài như trước nữa!”

Trong giao tiếp hàng ngày, trẻ học trường quốc tế thường ít thưa gửi, ít cúi đầu lễ phép khi chào hỏi ai. Có em hay nói cộc lốc. Có không ít em một là tự tin thái quá hai là khép kín hẳn. Có thể hiểu, việc trẻ thiếu phép tắc không phải chỉ diễn ra ở các học sinh trường quốc tế, nhưng việc các em học trường quốc tế hầu như mất hẳn thói quen mời ăn cơm, thiếu thái độ nhún nhường trong giao tiếp là khá phổ biến!

Một phụ huynh chia sẻ: “Cho dù gia đình chúng tôi rất muốn dạy con có nền nếp nhưng cháu đi học với trẻ em ngoại quốc cả ngày nên ý thức tự tôn cá nhân, tự do cá nhân quá mạnh. Quan sát các bạn con đến nhà chơi khi đi ngang mặt người lớn đang ngồi, không mấy trẻ biết bước chùng chân và cúi vai xuống.”

Trao đổi thêm cùng phóng viên, một phụ huynh khẳng định: “Chúng tôi cũng không mong gì nhiều theo lối cung kính phong kiến nhưng vẫn sợ con chưa thành đạt đã Tây chả ra Tây, Ta chả còn Ta.”
Mô hình quốc tế nhưng hiệu quả không cao

Thực ra tâm lý các phụ huynh sẵn sàng "kiễng chân" khi đầu tư cho tương lai của con cái, nhưng cũng bởi vậy mà họ mong muốn và đòi hỏi một chất lượng giáo dục và thái độ giáo dục tương xứng với số tiền mà họ phải bỏ ra. Với những phụ huynh kỳ vọng nhiều ở mô hình giáo dục có tính quốc tế sẽ thật sự “sốc” vì không nhận thấy được hiệu quả giáo dục đáng kể so với con của bạn bè cùng trang lứa chỉ học trường “ta.”

"Thật lạ, một trường quốc tế, có cơ sở dạy học ở nhiều địa điểm trên cả nước, có rất đông học sinh theo học cả ở mọi cấp học mà lại không có hệ thống email liên lạc với phụ huynh, website của họ toàn bằng tiếng Anh và chỉ là để thông báo những gì họ cần. Thực sự là kém thân thiện," anh Tuấn, phụ huynh của cháu K, học sinh lớp 6 tại Trường quốc tế Singapore (SIS) Cầu Giấy nói. ( Xem thêm các bài viết về trường tiểu học quốc tế )

Cũng theo tìm hiểu từ phụ huynh có con học ở trường quốc tế này, chúng tôi được biết, việc họp phụ huynh ở trường không có tập thể phụ huynh, không có Hội phụ huynh của lớp như các trường trong nước. Cha mẹ sẽ chọn gặp thầy, cô bộ môn hoặc chủ nhiệm theo giờ và làm việc riêng với người đó. Chính vì vậy, các cha mẹ cũng không biết phụ huynh của các bạn khác, còn thầy cô, thì chỉ biết đó là người mà học sinh nói là cha/mẹ chứ còn có thật sự là cha mẹ không thì lại là chuyện khác!

Chị LA có con học tại trường SIS Cầu Giấy bực bội: "Con tôi đi học về khóc thút thít, vì bị điểm 1 môn bơi. Hỏi ra mới biết, đến giờ bơi, thầy giáo yêu cầu các học sinh xuống nước, nhưng vì cháu đang ở kỳ kinh nguyệt nên ngồi lại trên bờ, thầy không hề hỏi một câu cho cháu ngay điểm 1. "

Tôi có hỏi cháu tại sao không giải thích với thầy lý do, cháu nói: "Đã không hỏi và muốn lắng nghe là con bị làm sao thì con nói ích gì." Việc thầy giáo, lại là người nước ngoài thiếu tế nhị với học trò khiến ở trường hợp này chắc cô bé đã ngại ngần lại càng ngượng. Được biết rõ rằng, nếu thi lại một môn ở trường này thì phải đóng phí khá cao, có khi lên đến cả ngàn USD.


Theo Congso
 
Liên kết: đồng hồ online - đồng hồ thời trang nữ - Mua đồng hồ nam - Bảng giá Seo -Đào tạo seo